Ảnh minh họa
Ngộ độc khí – cái chết thầm lặng do đốt than sưởi ấm
Đốt than, củi trong điều kiện thiếu không khí sẽ tạo ra khí cực độc CO2 và CO, người tiếp xúc có thể tổn thương não, ngưng tim, thậm chí tử vong
Mỗi năm vào mùa lạnh, Việt Nam ghi nhận nhiều ca ngạt khí do đốt củi, than hoa, than tổ ong, dùng bếp gas, .. trong phòng kín
PGS. TS Trần Hồng Côn, giảng viên Hóa học, Trường Đại học khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, trước đây ông bà thường đốt than tổ ong, củi để sưởi ấm trông không gian thoáng hơn như trần nhà lợp mái, đốt ngoài trời. Hiện nay nhà cửa đều xây dựng kiên cố, chưa kể mùa đông, các gia đình đều đóng chặt kín cửa, thiếu oxy trong không khí hết rất nhanh. Lúc này đốt than, củi trong không gian kín càng làm tiêu hao oxy, đồng thời sản sinh ra hai khí cực độc là CO và CO2.
Trong đó, khí CO2 khiến người bệnh nhanh chóng đi vào hôn mê, lịm dần và tử vong. Thời gian gây độc tố rất nhanh, “chỉ sau vài phút, bệnh nhân bị ngạt thở, lịm dần rồi hôn mê mà không hay biết, không còn khả năng kháng cự”.
Đốt than tổ ông, củi để sưởi ấm còn sinh ra lượng lớn khí CO, một loại khí độc được mệnh danh là “kẻ dưới người thầm lặng”, không màu, không mùi, khiến cho cái chết đến nhanh hơn. Nạn nhân bị ngộ độc khí CO có thể có các dấu hiệu như nhức đầu, chóng mặt, yếu cơ, buồn nôn, ói mửa, đau ngực, mất ý thức. Với những người đang ngủ hoặc say rượu, nạn nhân có thể tử vong mà không có biểu hiện nào.
Ngoài ra, khả năng kết hợp của khí CO với hemoglobin – một thành phần của hồng cầu giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào rất lớn, khoảng 200 lần, theo bác sĩ Lê Hoàn – Phó khoa Nội tiết Hô Hấp, Bệnh viên Y Hà Nội. Trong không gian kín, CO sẽ tranh chấp hết các hemoglobin, khiến cơ thể không còn hemoglobin để vận chuyển oxy dẫn đến thiếu hụt oxy để thở. Tùy thuộc vào mức độ và thời gian tiếp xúc, nạn nhân bị ngộ độc CO có thể bị tổn thương hô hấp hoặc hệ thần kinh và tử vong nếu không được phát hiện.
Sưởi ấm bằng than còn nguy hiểm hơn với người gia và trẻ nhỏ, những người hệ hô hấp yếu, sức đề kháng kém. Đặt than trong nhà, phòng để sưởi cũng có thể gây hỏa hoạn, bỏng do cháy quần áo, chăn đệm.
Bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không đốt than củi sưởi ấm trong phòng kín. Hầu hết trường hợp ngạt khí khi ngủ không thể kêu cứu, nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời.
Khi nghi ngờ nạn nhân có tiếp xúc với khí CO như lò sưởi, bếp than, người nhà cần làm thông thoáng không khí trước khi đi vào vùng nhiễm độc. Mang mặt nạ lọc độc hoặc khẩu trang ẩm, nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm, đề phòng khả năng nổ của không khí giàu CO.
Trường hợp thường xuyên phải dùng bếp than để đun nấu, nên đặt bếp ở nơi thông thoáng. Không đặt lò than trong phòng ngủ, nơi kín gió; không đốt qua đêm. Gia đình có thể dùng đèn sưởi, điều hòa hai chiều để tăng nhiệt độ trong phòng nhưng tránh có gió lùa.
Để chủ động triển khai phòng, tránh và ứng phó hiệu quả nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do các sự cố thiên tai xảy trong thời gian tới, Công an xã Đức Bình Đông khuyến cáo biện pháp phòng tránh đuối nước, sạt lở đất đá trong mùa mưa lũ như sau:
1. Khi phát hiện những nguy cơ như: Mưa nhiều ngày, mưa lớn, đặc biệt ở thượng lưu các sông, xuất hiện vết nứt tường nhà, sườn đồi, mái dốc, cây nghiêng, nước sông suối chuyển đục, mặt đất phồng lên, cây cối rung chuyển, âm thanh lạ trong lòng đất; cần phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và những người xung quanh, có phương sẵn sàng sơ tán đến nơi an toàn theo hướng dẫn của chính quyền địa phương.
2. Khi nghe hoặc nhận thấy tiếng động lớn hoặc dấu hiệu không bình thường phải chạy nhanh ra khỏi nơi nguy hiểm, ngay lập tức di tản đến khu vực trú ẩn an toàn nơi có nền đất cao hơn nếu được chính quyền địa phương yêu cầu; tránh xa các khu vực bị ngập lụt, ngay cả khi nước đang rút.
3. Thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng về các đợt mưa lớn kéo dài, nguy cơ sạt lỡ đất đá cao. Tham gia tích cực các cuộc họp của địa phương để biết thông tin về mưa lũ và các biện pháp phòng ngừa. Hướng dẫn các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em, người gia, người khuyết tật những biện pháp phòng tránh cần thiết.
4. Gia cố nhà cửa, đập tạm, khơi thông dòng chảy trước mùa mưa lũ; chuẩn bị thuyền, phao, bè, mảng, vật nổi; gia cố nhà làm gác lửng, lối thoát trên mái nhà để ở tạm, cất giữ đồ đạc đề phòng lũ tiếp tục lên cao; chủ động chuẩn bị thức ăn, nước uống, thuốc và đồ sơ cứu y tế, đèn pin, cuốc, xẻng, cuộn dây; bảo vệ nguồn nước, dự trữ nước uống, lương thực, thực phẩm, thuốc men, để đủ dùng ít nhất trong 7 ngày; tìm hiểu độ cao của khu nhà của mình đang ở để xác định mức lũ dự báo có khả năng ảnh hưởng đến ngôi nhà của mình hay không.
5. Không đi bộ, bơi lội hoặc lái xe qua vùng nước đang chảy xiết và khu vực sạt lỡ đất; không được đánh cá, vớt củi, bơi lội qua sông, suối khi cố mưa lớn hoặc nếu thấy nước có dấu hiệu bất thường như nước sông suối từ trong chuyển sang đục bẩn; không đi gần khu vực cầu, cống khi nước đang lên, dòng chảy mạnh.
6. Không lội xuống nước nếu nhìn thấy dây điện hoặc cột điện bị đổ xuống nước; sử dụng đèn pin thay vì sử dụng thiết bị chiếu sáng bằng ngọn lửa trần (nến, đuốc,…) để tìm kiếm đồ trong không gian hạn chế, khu vực bếp gas, vì dễ dẫn đến nguy cơ cháy nổ.
7. Không sử dụng thực phẩm đã tiếp xúc với nước lũ hoặc thực phẩm đã bị hư hỏng; sử dụng nước từ các nguồn an toàn (ví dụ như nước đóng chai) cho đến khi nguồn nước sinh hoạt của gia đình không còn bị ô nhiễm (đun sôi, khử trùng hoặc chưng cất làm sạch nước).
8. Chủ động sơ tán người dân ra khỏi vùng bãi sông, vùng thấp trũng, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét; có phương án đề phòng lũ xảy ra vào ban đêm. Khi gặp các sự cố, tai nạn nhanh chóng gọi điện cho lực lượng Công an, chính quyền địa phương và lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH qua số điện thoại 114 để được hỗ trợ.